undefined

Nha ong be.jpg

 

Xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam là một địa bàn có địa hình lòng chảo, trũng thấp, được xem là rốn lũ của tỉnh Quảng Nam. Với mực nước lũ trung bình khoảng 1,5m tính từ mặt đất, cũng như ở nhiều vùng lũ khác, người dân nơi đây gia cố căn nhà bằng cách nâng nền hoặc gác ván lên cao áp mái để tránh lũ. Tránh lũ vào mùa lũ vào mùa lũ và chứa đồ vào mùa khô, không còn gì khác, càng không thể tận dụng là không gian sinh hoạt thường nhật.

 

Những ngày đầu Nhà Chống Lũ đến với Đại Lãnh, bằng những nghiên cứu chi tiết về địa hình và đặc điểm thiên tai nơi đây, đội ngũ Kiến trúc sư Nhà Chống Lũ đã đưa ra những giải pháp, những mô hình nhà phù hợp để áp dụng cho địa bàn này. Những ngày đầu triển khai, thật khó để các hộ dân hiểu, tin và chấp nhận áp dụng những mô hình đó vào chính ngôi nhà của mình, đa số người dân đều chỉ muốn làm theo cách cũ (nâng nền, làm gác tạm) mà họ đã được thấy ở địa phương, cốt yếu là để tận dụng được nguồn vốn hỗ trợ mà Nhà Chống Lũ đem lại.

 

Để người dân hiểu và tin theo những gì mà mình sẽ làm cho họ, đội ngũ Nhà Chống Lũ hiểu rằng bản thân mình phải hiểu chính mình đang làm gì. Các Kiến trúc sư đã cho người dân thấy rằng, các anh đã nói về những ngôi nhà của người dân như đang nói về chính ngôi nhà của mình, ngôi nhà mà người dân sẽ an cư như chính ngôi nhà các anh sẽ ở, bằng hết tâm hết tâm huyết và nhiệt thành của mình. Để 2 ngôi nhà đầu tiên được phôi thai hình thành với mô hình nhà ống có gác đầy tính ưu việt trong phòng tránh bão lũ, với công năng các phòng được phân chia và bố trí phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, nhân khẩu và hình dạng thửa đất của từng hộ gia đình. Người dân nơi đây gọi đó là "nhà bà Bé" ở đầu làng và "nhà ông Bé" ở cuối làng.

 

Từ 2 căn nhà đầu tiên, rất nhiều căn nhà khác ở Đại Lãnh được Nhà Chống Lũ hỗ trợ người xây lên với niềm tin vào sự lựa chọn của họ "Tôi muốn làm giống nhà ông Bé", "vợ em thích kiểu giống nhà bà Bé". Bao nhiêu năm qua đi, "nhà ông Bé" và "nhà bà Bé" như một điều gì đó là "biểu tượng" của Nhà Chống Lũ đối với người dân nơi đây. Để sau này, Nhà Chống Lũ áp dụng những mô hình khác như nhà ba gian có gác hay nhà 2 gác đều được người dân Đại Lãnh tin tưởng, ủng hộ và áp dụng theo - "em muốn giữ lại bộ khung gỗ kỷ niệm của gia đình bằng kiểu nhà ba gia có gác như nhà ông Phan Im thôn 13 được không anh?".

 

Vậy đó, niềm tin cần có thời gian, và người dân chỉ tin vào những điều đến với họ chân thành. Việc lựa chọn để tin tưởng vào điều gì đó cũng phải được họ nhìn thấy và trải nghiệm. Để hôm nay "sau gần hơn 7 năm đến với vùng đất này, Nhà Chống Lũ và các anh em Nhà Chống Lũ đã trở thành một điều không thể thiếu với người dân và chính quyền địa phương xã Đại Lãnh" - trích lời chị Lương Thị Danh, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Lãnh.

 

nhachonglu.vn

Ngày đăng: 15:53 09/08/2024
XÂY NHÀ AN TOÀN, VỮNG VÀNG QUA LŨ
Cùng bà con đi một bước trước lũ

© Copyright 2024